Rối loạn tiêu hoá không còn là căn bệnh xa lạ ở trẻ em và cả người lớn. Đối tượng mắc căn bệnh này chủ yếu là trẻ em nhưng ngày càng có xu hướng phát triển ở độ tuổi lớn hơn. Tương ứng với từng độ tuổi mắc bệnh mà bạn có phương hướng phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp. Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn là điều không hề thừa. Hãy xem và ghi nhớ một số điều lưu ý ở bài viết bên dưới nhé!
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá ở người lớn
Một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn thường thấy được liệt kê sau đây:
- Chướng bụng đầy hơi: Người bệnh luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu nhất là sau khi ăn xong.
- Buồn nôn: Khi đường tiêu hoá bị kích thích sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn
- Ợ nóng: Các loại bệnh rối loạn tại dạ dày, tá tràng thường xuyên gây nên tình trạng ợ nóng.
- Đau bụng âm ỉ kéo dài: Cơn đau bụng này xảy ra ở vùng bụng trên, phía dạ dày hoặc vùng bụng dưới. Thời gian sau đó sẽ lan rộng và cường độ sẽ nặng hơn.
- Chán ăn: Không có cảm giác ngon miệng, không muốn ăn, đắng miệng chính là biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.
- Đại tiện bất thường bao gồm các chứng tiêu chảy, táo bón hoặc đi nhiều lần trong 1 ngày. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt và suy nhược cơ thể.
- Trào ngược dạ dày: có nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit hay trào ngược thực quản.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở mang lại hiệu quả?
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn sẽ nhẹ và ít. Bệnh nhân và người bệnh nên chú ý quan sát tình trạng cơ thể. Để kịp thời thăm khám bác sĩ cũng như tìm ra phương hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hoá ở người lớn
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở người lớn
Để có những biện pháp điều trị cũng như phòng tránh bạn đọc cần biết nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì. Rối loạn tiêu hoá ở người lớn có thể nói không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định tác động đến.
Người có những bệnh lý viêm dạ dày – loét bao tử, mất cân bằng vi sinh đường ruột, viêm đại tràng sẽ là người bị rối loạn tiêu hoá. Do các chức năng của cơ quan cơ thể bị giảm sút, lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều. Các chứng bệnh này gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, cản trở quá trình tiếp thu dinh dưỡng của cơ thể, kích thích đường ruột gây nên tình trạng nặng hơn và rối loạn tiêu hoá.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hoá
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở người lớn chính là chế độ ăn uống không lành mạnh. Người hay bỏ bữa, ăn uống không điều độ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể. Ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, đường ruột. Những món ăn không hợp vệ sinh, dụng cụ ăn uống không sạch sẽ đưa các vi khuẩn xấu vào trong cơ thể. Gây nên bệnh đường ruột, đặc biệt là rối loạn tiêu hoá. Các chất kích thích, đồ uống có nhiều cồn – ga gây mất cân bằng PH dạ dày. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hoá thức ăn cũng như bài tiết. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó điều chỉnh thói quen cũng như sử dụng phương án điều trị thích hợp là điều mà bạn nên làm.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn
Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn thì bạn nên có chế độ ăn khoa học, không bỏ bữa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có nhiều ga – cồn nên được hạn chế sử dụng. Men vi sinh, lợi khuẩn có trong sữa chua, men uống lợi khuẩn được bổ sung cho cơ thể. Các vitamin, khoáng chất tự nhiên có trong thực phẩm (rau củ, trái cây) giúp bản đẹp da mà còn ngăn cản các tác nhân gây nên mầm bệnh tiêu hoá.
Điều trị
Điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn theo 3 phương thức là: Áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học; Sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia; Điều trị bằng các biện pháp can thiệp ở bệnh viện khi bệnh trở nặng. Theo đó, có thể thấy rằng rối loạn tiêu hoá ở người lớn nói riêng cũng phân chia theo cấp độ.
Với mức độ nhẹ thì bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Mức độ bệnh nặng hơn thì bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn. Thuốc kháng sinh, giảm đau đúng liều lượng sẽ làm giảm triệu chứng bệnh của cơ thể. Từ đó, kết hợp chế độ ăn uống tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm cho đến khỏi hẳn. Các trường hợp chuyển biến nặng như mất nước do nôn, tiêu chảy. Trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu cần được đưa đến bệnh viện kịp lúc. Các biện pháp can thiệp chuyên môn sau sẽ được bác sĩ áp dụng và chữa trị kịp thời. Tránh những trường hợp đáng tiếc xảy đến.
Bệnh rối loạn tiêu hoá ở người lớn có thể là tiền đề cho một số căn bệnh nguy hiểm khác. Gây ảnh hưởng không nhỏ đối với con người. Bạn nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh cũng như một số cách ứng biến tương ứng. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn vui khoẻ.
Tham khảo thêm tại website: https://24hkhoedep.com