Ở bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 3 bước đầu tiên của chủ đề: Các bước thiết kế mặt bằng nhà hàng (phần 1). Dưới đây là 3 bước tiếp theo của chủ đề này. Hãy cùng nhau tìm hiểu 3 bước tiếp theo này là gì nhé!
Bước 4: Thiết kế mặt bằng nhà hàng kinh doanh khu vực quầy
Nếu không gian cho phép, các chủ nhà hàng có thể xem quầy bar là một bổ sung tuyệt vời cho sơ đồ mặt bằng nhà hàng. Thiết kế quầy bar có chung bức tường phía sau với nhà bếp là mô hình hoạt động rất tốt, đặc biệt là với các không gian nhỏ. Theo đó hệ thống ống nước hiện có trong nhà bếp sẽ chung cho bồn rửa ở quầy bar. So với đợi ở bàn thì thực khách sẽ thường có xu hướng mong đợi ít chỗ hơn khi đợi ở quầy bar, ở đó họ có thể gọi đồ uống, chờ bàn,…
Bước 5: Thiết kế mặt bằng nhà hàng kinh doanh khu vực ăn uống
Khu vực ăn uống cùng các khu vực phụ sẽ sử dụng khoảng 60% sơ đồ mặt bằng nhà hàng của bạn. Trong không gian này, bạn có nhiều kiểu tùy chọn về nội thất, trang trí,.. Những gì bạn làm ở đây thực sự phụ thuộc vào loại hình ăn uống mà bạn đang kinh doanh. Thiết kế khu vực ăn có những quy tắc nhất định liên quan đến phân bổ không gian bàn ghế, thiết kế luồng di chuyển,… mà bạn phải cân nhắc. Khu vực này cũng là nơi thể hiện rõ ràng nhất màu sắc của thương hiệu. Phối màu, chất liệu thiết kế, điểm nhấn trang trí, chất liệu tường, thậm chí cả menu và chỗ ngồi đều đóng một phần tạo nên ấn tượng về nhà hàng của bạn trong mắt khách hàng.
Những giá trị mà nhà hàng bạn cung cấp là gì – hãy để những thiết kế trong khu vực này thay bạn truyền tải tới khách hàng. Cảm hứng nào thúc đẩy bạn mở nhà hàng, khách hàng của bạn là ai, bạn cần phải nghĩ về nó trước khi vội ném tiền vào những món đồ nội thất đắt đỏ mà chưa chắc đã phù hợp. Sau đó tìm cho nhà hàng của bạn một phong cách riêng, làm cho khách hàng cảm thấy đây là thực sự là một không gian độc đáo và khác biệt, đem tới cho họ niềm hân hoan mỗi khi dùng bữa tại chỗ bạn.

Khu vực ăn uống cùng các khu vực phụ sẽ sử dụng khoảng 60% sơ đồ mặt bằng nhà hàng của bạn. Trong không gian này, bạn có nhiều kiểu tùy chọn về nội thất, trang trí,..
Bước 6: Thiết kế mặt bằng nhà hàng kinh doanh lối vào
Vị trí cuối cùng trong sơ đồ mặt bằng nhà hàng là nơi đầu tiên khách hàng của bạn nhìn thấy. Lối vào của nhà hàng cũng có tầm quan trọng không kém các khu vực trên. Đừng xem nhẹ nó, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng có ý nghĩa nhất định cả. Bạn hãy tính toán luồng giao thông cũng như bố trí vị trí ngồi cho khách nếu cần thiết. Ghế dài dựa vào tường là một ý tưởng thiết kế không tồi trong trường hợp này. Hoặc sảnh nhà hàng bố trí ở ngoài trời cũng là một gợi ý hay mà bạn có thể tham khảo. Thêm vào đó, cầu thang dẫn lên tầng nhà hàng cũng nên được bạn chú ý. Cầu thang được xem như xương sống của ngôi nhà, giúp kết nối các tầng lại với nhau, được xem là một phương tiện vận chuyển khí đi khắp không gian nhà hàng. Chính vì thế, nếu cầu tang được thiết kế hợp phong thủy thì sẽ mang lại vượng khí tốt cho việc kinh doanh của nhà hàng, mang lại lơi nhuận kinh doanh cao. Do đó, vị trí và phương hướng cầu thang trong thiết kế nội thất nhà hàng phong thủy cần được tính toán tỉ mỉ và cẩn thận. Sau đây là một số nguyên tắc để có một thiết kế cầu thang hợp phong thủy:
- Tuyệt đối không thiết kế cầu thang lao thẳng ra cửa chính.
- Không đặt cầu thang ở vị trí chính giữa của không gian nhà hàng.
- Không thiết kế cầu thang đối diện với khu vực bếp hay nhà vệ sinh.
- Tránh đặt cầu thang ở những nơi thiếu ánh sáng.

Lối vào của thiết kế mặt bằng nhà hàng kinh doanh cũng có tầm quan trọng không kém các khu vực trên. Đừng xem nhẹ nó, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng có ý nghĩa nhất định cả.
Các bước thiết kế mặt bằng nhà hàng kinh doanh đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn qua 2 phần của bài viết. Một số lời khuyên về thiết kế không gian nhà hàng, vài nét phong nhỏ sẽ hữu ích với bạn. Hãy tham khảo và lựa chọn thật đúng đắn bạn nhé! Chúc bạn thành công.
>>>Xem thêm: Thiết kế nội thất nhà hàng trọn gói