Ngày nay, cuộc sống trở nên hiện đại, nhôn nhịp. Người dân chạy đua với thời gian cho các hoạt động làm việc. Việc mua sắm hàng hoá chiếm khá nhiều thời gian. Đến các siêu thị lớn thì quá mất thời gian cho những người đang vội. Cửa hàng tiện lợi 24h chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Đây cũng chính là hình thức kinh doanh hấp dẫn cho những người khởi nghiệp. Muốn kinh doanh thuận lợi, trước tiên bạn cần chuẩn bị kiến thức và dự trù chi phí kinh doanh. Bài viết dưới đây chia sẻ: 4 loại chi phí cơ bản khi mở cửa hàng tiện lợi 24h. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Cửa hàng tiện lợi 24h là gì?
Cửa hàng tiện lợi 24h (Convenience store) là một loại hình kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ. Sản phẩm kinh doanh là các hàng hoá, vật dụng sinh hoạt hằng ngày của con người, đồ ăn nhẹ, nước giải khát đóng chai,… Ngoài ra, ở các cửa hàng tiện lợi 24h cũng cung cấp dịch vụ chuyển khoản với ngân hàng. Cửa hàng tiện lợi với mức giá hàng hoá cao hơn một chút so với siêu thị lớn và các tiệm tạp hoá truyền thống. Bù lại, thời gian mở cửa dài, nhiều chi nhánh ở địa phương, không gian đẹp – thoáng mát – tiện nghi.

Cửa hàng tiện lợi 24h (Convenience store) là một loại hình kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ.
Cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7 với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Đây được coi là phiên bản hiện đại hoá của “tiệm tạp hoá” truyền thống.
Dự trù chi phí mặt bằng kinh doanh cửa hàng tiện lợi 24h
Mặt bằng cửa hàng tiện lợi 24h là một trong yếu quan trọng quyết định đến việc thành công của cơ sở kinh doanh. Lượng khách hàng tiếp cận được với cửa hàng của bạn phần lớn dựa vào vị trí chiến lược trên khu vực. Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh cửa hàng tiện lợi 24h và dự trù chi phí cho vấn đề một cách hợp lí là điều cần thiết. Nếu bạn chọn hình thức thuê mặt bằng thì chi phí này nên dự trù theo từng tháng. Khi quyết định thuê bạn cần trả trước cho chủ mặt bằng 3 – 6 tháng tiền cọc.

Mặt bằng cửa hàng tiện lợi 24h là một trong yếu quan trọng quyết định đến việc thành công của cơ sở kinh doanh.
Với trường hợp bạn đã có sẵn mặt bằng kinh doanh thì cần quy đổi mặt bằng đó ra chi phí giá thuê. Tránh trường hợp hoạt động cửa hàng sinh lãi nhưng bù vào tiền thuê mặt bằng. Vậy trên thực tế là kinh doanh thua lỗ. Một ví dụ cụ thể như: Giá thuê mặt bằng là 20 triệu/ tháng. Khi hạch toán chi phí mở cửa hàng tiện lợi 24h bạn cũng cần tính chi phí thuê mặt bằng là 20 triệu vào. Khi đó tiền lãi của cửa hàng mới chính là lợi nhuận mà bạn chân chính nhận được hằng tháng.
Chi phí thiết kế thi công cửa hàng tiện lợi 24h
Chi phí thiết kế thi công cửa hàng tiện lợi 24h là chi phí cơ bản nhất bạn cần chuẩn bị. Chi phí này đảm bảo cho cửa hàng của bạn có một phong cách riêng, ấn tượng và thu hút khách hàng nhất. Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì bên nên tham khảo những người đã kinh doanh mô hình này để có những lời khuyên bổ ích. Ngoài ra, một số chủ đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi nhượng quyền. Set up cửa hàng tiện lợi sẽ được hỗ trợ từ công ty mẹ.

Chi phí thiết kế thi công cửa hàng tiện lợi 24h là chi phí cơ bản nhất bạn cần chuẩn bị.
Chi phí set up cửa hàng tiện lợi 24h bao gồm việc đặt tên, làm nhãn hiệu, thiết kế, thi công, trang trí cửa hàng. Tuỳ vào mặt bằng kinh doanh của bạn mà cho cách thiết kế xây dựng riêng. Thiết kế thi công cửa hàng tiên lợi ảnh hướng đến việc sắp xếp và bài trí sản phẩm trong cửa hàng. Chi phí tối thiểu cho một cửa hàng tiện lợi đẹp cần 200 – 300 triệu.
Chi phí cơ sở hạ tầng cửa hàng tiện lợi
Đầu tư cơ sở hạ tầng của cửa hàng tiện lợi là vấn đề tiếp theo bạn cần lưu ý. Cơ sở hạ tầng của cửa hàng tiện lợi có thể kể đến như: điều hoà, bàn thu ngân, kệ tủ, tủ mát, máy tính, máy in bill, máy tem phụ, cân điện tử, giỏ mua hàng,… Nếu bạn đầu tư bài bản thì cơ sở kinh doanh sẽ có nền tảng phát triển ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, một số các vật dụng bức thiết cần có chính là: quầy kệ, điều hoà và tem giá. Những thiết bị như tủ kem, tủ đá, tủ mát nhà cung cấp có thể trang bị chi bạn với điều kiện đảm bảo mức doanh thu sản phẩm của họ. Và không có nhãn hàng khác được trưng bày trong tủ doanh nghiệp đó.

Cơ sở hạ tầng của cửa hàng tiện lợi có thể kể đến như: điều hoà, bàn thu ngân, kệ tủ, tủ mát, máy tính, máy in bill, máy tem phụ, cân điện tử, giỏ mua hàng,…
Chi phí nhập hàng hoá kinh doanh
Hàng hoá được nhập vào cửa hàng nên đảm bảo chất lượng, nguồn gốc và đa dạng mẫu mã. Với những siêu thị mini diện tích từ 80 – 160m2 thì số lượng mã hàng nhập vào nên chỉ từ 2000 – 3000 mã hàng. Nguồn vốn cho lần nhập hàng đầu tiên dao động từ 300 – 500 triệu. Số tiền nhập hàng để quay vòng cần được chuẩn bị hàng tuần bằng 1.5 lần doanh thu số nhập của lượng hàng hoá bán ra trong tuần.

Hàng hoá được nhập vào cửa hàng nên đảm bảo chất lượng, nguồn gốc và đa dạng mẫu mã.
4 chi phí bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng tiện lợi 24h bạn cần biết đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang đến những kiến thức kinh doanh cần thiết cho bạn. Hãy đón chờ các chủ đề hấp dẫn ở các bài viết sau bạn nhé! Chúc bạn thành công.
>>>Xem thêm: 6 bước cần làm trước khi mở siêu thị kinh doanh